Mọi người thường lầm tưởng sử dụng thức ăn bên ngoài không rõ mới dễ gây ra ngộ độc thực phẩm. Nhưng thật ra việc sử dụng và sửa tủ lạnh sai cách cũng là nguyên nhân gây ra các trường hợp “ngộ độc thực phẩm trong tủ lạnh”.
- Lý do tủ lạnh không sáng đèn và cách thay thế
- Cách sửa tủ lạnh không lạnh đơn giản tại nhà
- Có nên mua tủ lạnh side by side
Xem thêm: Trả lời câu hỏi của khách hàng
Đồ sống để lẫn với đồ chín
- PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị – thành viên của nhóm nghiên cứu cảnh báo, nguy cơ ngộ độc thức ăn từ đồ ăn chứa trong tủ lạnh rất cao bởi đồ ăn chứa trong tủ lạnh vừa nhiều về số lượng, chủng loại, vừa chưa được chú ý đến vấn đề đồ ăn sống – chín nên để riêng.
- Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa… đã để vào tủ lạnh. Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được… tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên. Ít gia đình có điều kiện 1 – 2 ngày lôi tủ lạnh ra lau rửa.
- PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, nhiều tủ lạnh chỉ có 2 ngăn. Vậy nên nhiều người để thức ăn cả sống cả chín vào đây gây ô nhiễm chéo vi sinh vật. Thực phẩm khi đã để trong tủ lạnh, lúc ăn lại phải được đun lại từ 70 độ trở lên.
- Vấn đề ô nhiễm gây ngộ độc thường xảy ra ở thực phẩm để trong tủ lạnh lấy ra ăn ngay như hoa quả (hoa quả đã gọt ăn dở lại để lẫn với thịt sống). Vì vậy, khi hoa quả ăn không hết, nên có màng bọc lại. Việc vệ sinh tủ lạnh nên tùy điều kiện gia đình, 2 – 3 ngày vệ sinh một lần, cùng lắm là 1 tuần phải vệ sinh lau chùi.
- Thực tế, nhiều nhà cả tháng không lau tủ lạnh một lần. Đây chính là nguồn ô nhiễm thực phẩm lớn.
Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
- Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey của Viện Nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh): Thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm.
- Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1 độ C đến 4 độ C và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá…
Trung tâm sửa chữa tủ lạnh tận nhà uy tín, chất lượng, giá cả phải chăng. Với đội ngũ kĩ thuật, nhân viên chuyên nghiệp, nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề cho tủ lạnh nhà bạn trong vòng 30 phút. Liên hệ với chúng tôi để có giá cả khuyến mãi giảm đến 30%, cùng với nhiều phần quà tặng có giá trị.
DỊCH VỤ SỬA CHỮA TỦ LẠNH TẠI NHÀ
HOTLINE : 028.6670.4444 – 028.2217.5555