Không phải thực phẩm cứ mua về là cho ngay vào trong tủ lạnh để dùng được trong nhiều ngày, thực phẩm đông lạnh cũng có mặt tiêu cực của nó, có thể sẽ làm giảm đi hàm lượng chất dinh dưỡng và có những thực phẩm sẽ nhanh bị hư hơn. Trung tâm sửa tủ lạnh sẽ đưa ra những điều cần lưu ý để người dùng biết cách bảo quản và sử dụng tốt hơn.
- Làm sao sửa chữa bảo trì tủ lạnh tại gia đình rẻ và chất lượng
- Cách giải quyết tình trạng tủ lạnh bị rò rỉ điện
- Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh Toshiba tại TPHCM
1/ Cần lưu ý khi rã đông thực phẩm
Phải để thực phẩm rã đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm mất đi chất dinh dưỡng.
Đặt thực phẩm rã đông ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.
Không nên rã động bằng cách đặt thực phẩm vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất nguy hiểm khi thời gian vi sóng quá lâu, thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không mong muốn.
Không cho thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa vào ngăn đá tủ lạnh để làm đông lạnh. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín.
Với các loại thịt và thịt gia cầm thì cách tốt hơn cả là nên để trong ngăn mát tủ lạnh để rã đông, nếu thịt được gói trong các gói kín thì bạn nên để thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.
Không ngâm nước để rã đông thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
2/ Cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm đông lạnh
Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau. Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu, thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng một tuần. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: làm lạnh nhanh, nhưng giã đông thì từ từ.