Sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhỏ và an toàn. Nếu một khi bé mới sinh được mấy tháng mà bạn phải đi làm không cho con bú sữa mẹ được thì nhiều người dùng cách vắt sữa mẹ và cho vào tủ lạnh để bảo quản cho bé dùng cả ngày hoặc cả tháng. Vậy bạn có biết sữa mẹ nên bảo quản trong thời gian bao lâu chưa hoặc bảo quản như thế nào. Theo các chuyên gia tư vấn đề cập dưới đây.
- Hướng dẫn sửa tủ lạnh bị chảy nước hiệu quả
- Sữa mẹ để trong tủ lạnh thời gian bao lâu?
- Lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh hợp với phong thủy
1/ Bảo quản sữa mẹ như thế nào trong thời gian bao lâu?
Dự trữ sữa mẹ trong ngăn mát: Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày.
Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng (phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ) và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.
Cách trữ sữa tại nhà và tủ lạnh đúng, đảm bảo dưỡng chất: Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào bình nhựa hoặc bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ lạnh. Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới. Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.
2/ Sữa mẹ đông lạnh đôi khi có mùi khi rã đông
Lipase là một loại men tiêu hóa chất béo, vẫn còn hoạt tính trong khi sữa mẹ được làm đông lạnh. Một số bà mẹ có hàm lượng men lipase trong sữa cao và khi làm tan đông, sữa của những bà mẹ này thường có mùi và nếm có vị của xà phòng. Sữa này không có hại gì cho trẻ, nhưng trẻ thường không thích và từ chối bú.
Trong trường hợp này, bạn có thể đun sôi nhẹ sữa (khoảng 82 độ C) trước khi lưu trữ để làm bất hoạt men lipase, đến khi có những bọt nước nhỏ ở xung quanh nồi là được. Sau đó, bạn làm lạnh nhanh và lưu trữ.
Chú ý:
Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa, bạn cần lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi trẻ ăn.
Nếu sữa trong bình (túi) có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị hư. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.