Trong nền kinh tế đang phát triển, các thiết bị sử dụng điện cũng tăng theo. Nhưng trong đó mức lương của các công nhân, nông dân thì mức thu nhập hạn hẹp. Nhu cầu muốn sử dụng một chiếc tủ lạnh mới xịn thì rất là xa vời, nên đành chấp nhận phải mua lại những hàng đã qua sử dụng với giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Để mua lại những hàng cũ đã qua sử dụng còn mới và bền là việc rất may rủi, vì thế công ty sửa tủ lạnh tận nhà của chúng tôi đưa ra các hướng dẫn dưới đây giúp bạn xem xét kỹ trước khi mua lại tủ lạnh cũ tránh bị nhầm lẫn mà tốn tiền chi phí sửa chữa lại.
- Nguyên nhân và cách sửa cánh cửa tủ lạnh đóng không khít
- Hướng dẫn cách sửa tủ lạnh kêu to khi hoạt động
- Hướng dẫn nạp gas tủ lạnh an toàn hiệu quả
Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ đã qua sử dụng
1/ Kiểm tra dây dẫn của tủ
Kiểm tra xem dây dẫn có bị chuột cắn, cũ, hao mòn dẫn đến dây dẫn bị gãy, đứt mà ít hay biết. Vì vậy, khi mua bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn.
2/ Nên chọn tủ lạnh có kích thước phù hợp
Một chiếc tủ lạnh cho dù đẹp đến đâu cũng sẽ vô dụng nếu nó không vừa với căn bếp của bạn. Bạn cần phải đo đạc chỗ trống để kê tủ, đảm bảo khoảng cách xung quanh tủ tối thiểu là 10cm, có đủ chỗ để mở cửa tủ và lấy đồ. Các con số này sẽ là căn cứ khi bạn đi chọn mua tủ lạnh phù hợp cho không gian bếp của gia đình mình.
3/ Cân nhắc về tuổi thọ của tủ
Các nhà kỹ thuật cho biết nếu tủ lạnh hơn 10 tuổi sẽ không còn cho hiệu quả năng lượng tốt nữa, vì vậy bạn cần nắm được tuổi thọ chiếc tủ định mua, cân nhắc về tài chính, liệu tiết kiệm khoản mua lại tủ quá cũ nhưng tiêu tốn quá nhiều tiền điện có phải là lựa chọn thông minh hay không.
4/ Kiểm tra cánh tủ có đóng kín hay không
Khi bạn thử đóng cửa tủ lạnh lại, nhưng chúng không khít hoặc thậm chí không thể đóng cửa một cách tự nhiên và dễ dàng, thì bạn không nên chọn tủ lạnh ấy. Khi cánh cửa tủ lạnh bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài khiến cho thực phẩm dự trữ bị hư hỏng vì thiếu hơi lạnh bảo quản và có thể tốn nhiều điện. Để kiểm tra cánh cửa tủ có đóng kín không bằng cách dùng một tờ giấy kẹp giữa cánh tủ và đóng cửa tủ lạnh lại sau đó cố gắng kéo tờ giấy đó ra. Nếu cảm thấy nó lỏng lẻo dễ ra, thì đó là dấu hiệu miếng đệm bị hỏng không nên mua nó.
5/ Kiểm tra lưới tản nhiệt
Lưới tản nhiệt tích nhiều bụi sẽ làm cho tủ lạnh tiêu hao nhiều điện để làm lạnh hơn, dẫn đến hoá đơn tiền điện càng cao. Vì vậy, nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên làm vệ sinh cho lưới tản nhiệt này.
6/ Kiểm tra vỏ ngoài của tủ lạnh
Kiểm tra lớp vỏ ngoài có bị bóp méo hay biến dạng không. Tuyệt đối tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng bút thử điện dò chạm vào bề mặt vỏ ngoài tủ, nếu có dấu hiệu bị rò điện thì đây không phải là một sự gợi ý tuyệt vời về chiếc tủ lạnh mà bạn nên chọn.
7/ Kiểm tra bên trong tủ lạnh
Kiểm tra lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt. Các kệ và ngăn kéo phải còn hoạt động tốt, chịu lực tối thiểu 50kg/ ngăn. Đối với các kệ, nên kiểm tra xem có vết nứt hay không, các ngăn kéo còn khớp và linh hoạt không. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của cụm điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lờn hoặc không cảm thấy chắc tay, bạn không nên lựa chọn nó.
8/ Kiểm tra bóng đèn bên trong tủ
Nếu bạn mở cửa tủ mà bóng đèn không sáng, có thể là do kẹt công tắc hoặc nếu công tắc vẫn ổn thì bóng đèn đã cháy. Bạn cũng đừng quên kiểm tra khi đóng cửa tủ, bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ (không bật flash) vào và chụp lại hiện trạng khi đóng tủ.
9/ Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ của tủ
Kiểm tra chảo đựng nước thải sau lưới tản nhiệt thường nằm phía dưới tủ, cũng như các cuộn dây nằm phía sau lưng tủ. Nếu chảo đựng nước bị nhỏ giọt có thể gây mùi khó chịu, trong khi cuộn dây bị đóng bẩn sẽ làm tủ không lạnh nữa.
Lưu ý
Không mua tủ lạnh không rõ nguồn gốc và xuất xứ.
Không nên chọn tủ lạnh mất toàn bộ các thông số.
Nếu bạn muồn tư vấn về vấn đề mua tủ lạnh hoặc có nhu cầu sửa tủ lạnh hãy gọi cho công ty chúng tôi để tư vấn giúp bạn.
Tổng đài: 028.6670.4444 – 028.2217.5555